1 . Dung môi Butyl Acetate :
Butyl acetate là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học là C6H12O2 (CH3COOCH2CH2CH2CH3). Nó còn được gọi dưới một số cái tên khác như Butyl axetat, Butyl Acetic Ester, BAC, BA, Acetic Acid. Butyl acetate phần lớn được dùng làm dung môi cho ngành sản xuất sơn, mực in, cao su, chất kết dính,....
Do có mùi đặc trưng giống mùi thơm của chuối chín nên trong cuộc sống, người ta thường gọi nó dưới cái tên xăng thơm hoặc dầu chuối. Isobutyl axetat, tert-butyl axetat và sec-butyl axetat là các đồng phần của butyl axetat. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy butyl acetate trong rất nhiều loại trái cây.
Tính chất vật lý, hóa học của Butyl acetate
· Trạng thái vật lý: Chất lỏng với màu trong suốt, không màu và có mùi thơm trái cây giống mùi chuối chín.
· Điểm nóng chảy: -74oC (199 K, -101°F).
· Nhiệt độ sôi: 126 °C (399 K, 256°F).
· Theo phương pháp ASTM E-659 xác định: Điểm bùng cháy 22oC, Nhiệt độ tự cháy 370oC.
· Áp suất hóa hơi ở nhiệt độ 20oC và áp suất tiêu chuẩn: 10.7kPa.
· Tỷ trọng hơi ở nhiệt độ 20oC và áp suất tiêu chuẩn: 4 (không khí=1).
· Độ hòa tan trong nước: 0.7g/100ml (20oC).
· Giới hạn nồng độ cháy, nổ: 7.6% (V) (% hỗn hợp với không khí).
· Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới: 1.2% (V) ) (% hỗn hợp với không khí).
· Khối lượng mol: 116.16 g/mol.
· Khối lượng riêng: 0.88 g/cm3, lỏng ở 15 oC/59 oF.
2. Ứng dụng của Butyl Acetate :
Butyl Acetate hay còn được gọi là dung môi pha sơn, chúng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất sơn nhờ tính năng bay hơi nhanh điều này vô cùng thuận lợi cho quá trình làm khô, chống đục sơn đồng thời tạo hiệu ứng màu cam cho sơn. Dung môi này giúp sơn có độ bám dính cao, phủ đều, tạo độ căng bóng khi sơn.
2.1 Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm
Ngành công nghiệp dược phẩm cũng thường sử dụng nó trong quá trình sản xuất penicillin nhờ hóa chất này có khả năng duy trì thẩm thấu rất tốt và nó cũng là chất dẫn thuốc, giúp cơ chế hấp thụ thuốc trong cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra Butyl acetate còn được kết hợp với dung môi N-butanol để làm tăng lên khả năng chống đục cho các hợp chất khác, tăng khả năng hòa tan và giảm độ nhớt.
2.2 Ứng dụng trong luyện kim, xi mạ
Butyl acetate cũng là thành phần không thể thiếu trong các chất tẩy rửa bề mặt kim loại nhờ vào đặc tính hấp thụ nước thấp, khả năng chống lại sự thủy phân và có thể hòa tan tốt.
3. Những lưu ý khi sử dụng Butyl Acetate :
Hóa chất tinh khiết Butyl Acetate cũng giống như các biến thể của xăng thông thường, là chất lỏng, bay hơi và dễ cháy. Về cơ bản, chúng có tính độc giống như xăng:
· Nếu hít phải hơi Butyl Acetate trong thời gian ngắn và nồng độ thấp thì mức độ ảnh hưởng gần như không có trừ những người rất nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu hít phải hơi nồng độ cao có thể khiến hệ thần kinh trung ương CNS bị tê liệt gây hiện tượng buồn ngủ, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn thậm chí mất khả năng điều khiển cơ thể. Nếu tiếp tục hít trong thời gian dài có thể khiến nạn nhân hôn mê sâu và tử vong.
· Không được coi là hóa chất gây hại cấp tính cho da nhưng nếu phơi nhiễm liên tục có thể khiến da bị viêm, gây nên cảm giác bỏng rát, da bị khô hoặc nứt nẻ.
· Butyl Acetate tiếp xúc với mắt gây cảm giác bỏng rát, mắt đỏ phồng rộp, có thể khiến mắt bị mờ.
4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn với Butyl Acetate
- Tránh xa lửa, nguồn nhiệt khi sử dụng, bảo quản.
- Đây là 1 chất dễ cháy cấp độ 3, nên khi sử dụng và bảo quản phải tránh xa lửa hoặc nguồn nhiệt cao. Bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn và sử dụng hóa chất này.
- Trang bị đồ bảo hộ đầy đủ.
- Là dung môi kích ứng da, mắt khá mạnh. Nó sẽ gây đỏ mắt, chảy nước mắt và làm khô da, gây ngứa. Vì vậy khi tiếp xúc phải trang bị mắt kính, khẩu trang, quần áo bảo hộ chuyên dụng.